Bản chất của Internal Link là tối ưu sức mạnh nội lực trong bài viết
Bản chất của Internal Link là tối ưu sức mạnh nội lực trong bài viết cũng như trong Website, Thông thường đối với một page của một Website thì ta phải đặt một số loại Internal Link tới các page khác nhau, điều này đồng thời giúp tối ưu cho quá trình sử dụng của người dùng cũng […]
Bản chất của Internal Link là tối ưu sức mạnh nội lực trong bài viết cũng như trong Website, Thông thường đối với một page của một Website thì ta phải đặt một số loại Internal Link tới các page khác nhau, điều này đồng thời giúp tối ưu cho quá trình sử dụng của người dùng cũng như con bọ của bộ máy tìm kiếm.
Nếu như trước kia ta thường tập trung vào việc xây dựng backlink thì ngày nay Google đánh giá rất cao với những website áp dụng kỹ thuật tối ưu Internal Link tốt. Internal Link có rất nhiều lợi ích mà trong đó phải kể đến việc nó giúp website có chỉ số PR đồng đều (nghĩa là không phải chỉ trang chủ có PR) hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index…v.v..
Số lượng internal link và trang trỏ tới trong website
Dựa trên hành vi người dùng và các đánh giá từ bộ máy tìm kiếm cũng như quá trình trải nghiệm thực tế các dự án trong quá trình làm SEO, chúng tôi đúc rút ra những quy tắc chung dưới đây để tạo Internal Link hiệu quả và được đánh giá cao trong một bài viết:
+ Internal Link trỏ về trang chủ. + Internal Link trỏ về Category chứa nó. + Internal Link trỏ về Category khác. + Internal Link trỏ về các bài viết trước nó, sau nó. + Internal Link trỏ về bài viết trong Category khác. + Internal Link trỏ về chính nó.
Ngoài ra các bạn có thể thêm một vài link về các thông tin liên quan hoặc nổi bật khác tùy vào bài viết hoặc lĩnh vực hoạt động của bạn.Với hình thức tạo Internal Link một cách bao quát trên, nó sẽ giúp cho website của bạn có những chỉ số PR đồng đều giữa các page hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index…v.v..
Tuy nhiên với từng này loại Internal Link thì không phải với bài viết nào bạn cũng có thể đặt được tất cả chúng, điều quan trọng nhất ở đây là bạn phải nắm bắt được hành vi của người dùng, bạn hãy nghĩ xem người đọc thực sự muốn tìm thấy điều gì trong nội dung của bạn. Đúng lúc họ có nhu cầu, thì hãy thêm vào một link để họ tìm thấy nhiều hơn nữa…
Thông thường bạn nên đặt các Link vào những thời điểm như:
Ví dụ đối với một trang bán hàng:
- Một thông tin về trợ cấp hoặc những ưu đãi hay khuyến mãi đặc biệt, link sẽ hướng dẫn người đọc chi tiết cách làm thế nào để có thể nhận được những ưu đãi này.
- Một mô tả về sản phẩm, link sẽ là bước tiếp theo để mua hàng. Đây là hình thức thường xuyên trong website thương mại điện tử, thế mà có những trang bán hàng tìm hoài mà chẳng thấy nút mua hàng ở đâu.
- Một chủ đề tổng quan, khái quát chung, link sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin chi tiết hơn cho người đọc
Ngoài ra bạn đừng quá tham lam khi đặt Internal Link, hãy biết dừng đúng chỗ, hãy đặt Link khi người dùng thật sự muốn nó. Trên đây là bài viết về Cách thức tối ưu Internal Link trong website, hy vọng với bài viết này có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức giúp bạn tối ưu website của mình hiệu quả hơn.