Kỹ năng để thành nhà quản lý Digital marketing ” hoàn hảo”
Có nhiều định nghĩa về kĩ năng song tóm lại có thể nói kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Qua định nghĩa trên […]
Có nhiều định nghĩa về kĩ năng song tóm lại có thể nói kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Qua định nghĩa trên ta thấy kĩ năng cần có sự trao dồi qua thời gian và rằng kĩ năng rất có ích cho con người, từ trong công việc cho tới đời sống. Có thể kể qua một vài kĩ năng như kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng hoạt náo, kĩ năng mềm…
- Thiết kế website du lịch không phải là một việc làm dễ dàng đối với…
- Thiết kế website khách sạn dành cho các khách sạn muốn…
- Công ty thiết kế web bán hàng phải được đưa lên hàng đầu.
Với những ai đang làm marketing, đặc biệt những người trong vai trò là một digital marketing manager (nhà quản lí digital marketing) hoặc sẽ trở thành nhà quản lí digital marketing trong công ty mà nói thì trau dồi kĩ năng một cách thường xuyên là điều cần thiết. Nếu bạn là nhà quản lí digital marketing cảm thấy thiếu hụt kĩ năng nào đấy hoặc có ý tuyển dụng nhà quản lí digital marketing thì đòi hỏi cần có ở họ những kĩ năng nào? Dưới đây là gợi ý 9 kĩ năng dành cho các nhà quản lí digital marketing và dĩ nhiên danh sách dưới đây hẳn chưa phải là đầy đủ nhưng chắc chắn sẽ giúp bồi bổ kiến thức hữu ích cho công việc của bạn trong tương lai.
1. Kiến thức tổng quan về Digital marketing mix
Tương tự như trong mọi việc, khởi đầu từ cái gốc cái nguồn thì mới bén rễ và phát triển được. Điều này đồng nghĩa với trong digital marketing trước hết bạn cần nắm vững kiến thức tổng quan về digital marketing mix. Theo các chuyên gia nhận định thì SEO, PPC và tiếp thị liên kết là những kiến thức cơ bản đối với mọi nhà quản lí digital marketing, tiếp theo đó là email marketing và mobile là những gì hỗ trợ theo sau.
2. Kiến thức thực tiễn về phân tích website
Hầu hết các chuyên gia xác nhận rằng kĩ năng phân tích website là quan trọng, cần hiểu rõ để có thể làm việc được trên môi trường kinh doanh trực tuyến. Các nhà tuyển dụng cũng ưu ái hơn những ai biết dùng Google Analytics để phân tích website, tìm ra thông tin quan trọng và biến chúng thành dữ liệu hành động, nâng cao được hiệu quả chiến dịch digital marketing.
3. Kinh nghiệm thực tế với Google Webmaster Tools
Google Webmaster Tools là một trong số những công cụ miễn phí của Google và cực kì hữu ích đối với bất kì người làm SEO nào, và với người làm digital marketing cũng thế. Google Webmaster Tools được dùng bên cạnh các công cụ khác để đánh giá, phân tích website.
4. Kiến thức về Tìm kiếm có trả phí (Paid Search)
Bên cạnh kiến thức cơ bản về PPC như đã nói trong yêu cầu kĩ năng ở mục 1 thì một số chuyên gia cũng khuyên nhà quản trị nên có thêm kiến thức chuyên sâu về tìm kiếm có trả phí (paid search), đặc biệt là ở mảng Display và Retargeting. Điều này cho thấy paid search ngày càng trở nên quan trọng hơn và cơ bản hơn trước những lần cập nhật SEO của Google. Cũng nói luôn nếu bạn có thêm chứng nhận Google Adwords Partner thì đó sẽ là một lợi thế.
5. Kinh nghiệm quản lí ngân sách và các bên thứ ba
Quản lí một chiến dịch digital marketing thường đi liền với những khoản ngân sách lớn cho tới khổng lồ, vì thế người quản lí digital marketing hoặc nhà tuyển dụng phải chắc người mình tuyển vào làm từng có kinh nghiệm quản lí hữu hiệu khoản ngân sách lớn đó. Tương tự, khi làm việc trong những chiến dịch lớn, thường sẽ có nhiều nhóm khác nhau tham gia vào (cả trong công ty lẫn thuê bên ngoài), vì thế người quản lí tốt là người biết quản lí các đội nhóm cho tốt để đạt được hiệu quả (ROI) tối đa trong công việc.
6. Kĩ năng trình bày/Kĩ năng thuyết phục
Đây là những kĩ năng bắt buộc phải có và phải giỏi nơi nhà quản lí digital marketing để có thể thương thảo giá cả hoặc chiến lược với bên thứ ba hay lúc cần phải trình bày vấn đề, thuật ngữ kĩ thuật lên với cấp cao. Nhà quản lí digital marketing phải tự biết đa dạng hóa bản thân để hoàn thiện hơn, thế nên kĩ năng giao tiếp, trình bày và thương thuyết là rất cần thiết đối với mỗi manager.
7. Kĩ năng quản lí dự án (trên cả giỏi)
Quan trọng hơn cả kĩ năng trình bày/thuyết phục chính là kĩ năng quản lí dự án. Chúng ta vốn nghe quá nhiều về những dự án “treo”, “đá bóng” trách nhiệm thế nên không có gì ngạc nhiên khi nói kĩ năng quản lí dự án là một yêu cầu cốt yếu phải có nơi nhà quản trị digital marketing.
8. Kĩ năng social media
Một nhà quản lí digital marketing phải biết vận dụng khéo léo nhuần nhuyễn truyền thông xã hội và chiến lược social media cùng các công cụ digital marketing trong một chiến lược chung nếu muốn đưa doanh nghiệp tiến đi xa được. Các nhà tuyển dụng cũng muốn tuyển những nhà quản lí đã có kiến thức và trải nghiệm với các nền tảng mạng xã hội lớn (Facebook, Twitter, Google+, LinkedIn, Pinterest), có một hình ảnh thương hiệu cá nhân trên đó cũng như một lượng người follower đông đảo trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
9. Kiến thức về lập trình (coding)
Nói đến lập trình, đây là kĩ năng không chỉ riêng gì của đội ngũ kĩ thuật nhưng với vai trò của người quản lí, bạn cần có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình thông dụng như HTML, CSS, JavaScript, PHP và Ruby và chắc chắn nó sẽ có ích cho công việc thường ngày của bạn.
Trên đây là 9 kĩ năng cần thiết cho mọi nhà quản lí digital marketing. Hãy xem bạn đã có đủ những kĩ năng trên chưa?
Theo EQVN