Bài học về thiết kế có chiến lược: Google Video
Từ trước đến nay, Google luôn nổi tiếng với việc giải quyết một vấn đề bằng cách bỏ hàng đống tiền vào bộ phận nghiên cứu và phát triển. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra với dự án Google Video. Các chuyên gia đã phải đánh giá một khối lượng lớn dữ liệu […]
Từ trước đến nay, Google luôn nổi tiếng với việc giải quyết một vấn đề bằng cách bỏ hàng đống tiền vào bộ phận nghiên cứu và phát triển. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra với dự án Google Video.
Các chuyên gia đã phải đánh giá một khối lượng lớn dữ liệu người sử dụng để thiết kế giao diện hợp lý nhất cho dịch vụ chia sẻ video. Tuy nhiên có vẻ như đây là một bước đi sai lầm của Google, mà bằng chứng là việc ngừng cung cấp dịch vụ Google Video vào năm 2009. Hãy cùng điểm lại những lý do của sự thất bại này. Khởi đầu, Google Video sở hữu giao diện tối giản (thứ đã tạo ra thành công cho Google Search).
Bài học về thiết kế có chiến lược Tuy nhiên giao diện này sớm bị thay đổi khi Google nhận ra giao diện hiển thị kết quả video hàng ngang của họ không được mọi người ưa thích. Vì vậy, những nhà thiết kế tại Google đã tạo ra một giao diện khác với mong muốn người sử dụng ưa thích dịch vụ này hơn. Tuy nhiên những gì họ làm hoá ra lại là ‘copy’ một trong những thứ mang lại thành công cho YouTube: Thanh hiển thị những video liên quan ở cạnh phải màn hình. Đến đây thì sai lầm chết người của những nhà thiết kế đồ hoạ đã bị những nhân viên tại Google lặp lại: Copy hay vay mượn nững ý tưởng của những sản phẩm thành công khác.
Với ý nghĩ “Nếu nó có thể giúp họ thành công, thì nó cũng sẽ giúp ta thành công”, Google đã từng bước đánh dấu cho sự thất bại thê thảm của Google Video. Tất nhiên việc copy của người khác cũng mang lại thành công, ví như trong hàng trăm bản sao của trang chia sẻ link Digg, chỉ có Reddit đạt được thành công. Điều này cũng đúng với YouTube, thế nhưng bản sao thành công của trang web này, thật không may lại không phải Google Video, mà là Vimeo. Bài học rút ra là: cải tiến một cách cẩu thả còn nguy hiểm hơn không cải tiến một chút nào. Không chỉ có vậy, tối giản hoá một trang web không phải lúc nào cũng là cách tiếp cận thành công.
Thật không may cho Google, khi danh sách những trang web thất bại của họ không chỉ dừng lại ở Google Video, mà còn có Buzz, Wave. Tất cả đều đã và đang đặt ra một vấn đề khá cấp bách cho đội ngũ thiết kế tại công ty này, cũng như là một bài học kinh nghiệm xương máu cho tất cả những nhàthiết kế trang web trên toàn thế giới.