Có cần xây dựng các mối quan hệ khi làm SEO?
Nếu các bạn hỏi mình một câu khi làm seo có cần xây dựng các mối quan hệ mình xin trả lời một điều chắc chắn là có để hiểu hơn về câu trả lời này mình và các bạn sẽ cùng tiếp tục bài viết. Bài viết của mình không mang nặng tính chiến […]
Nếu các bạn hỏi mình một câu khi làm seo có cần xây dựng các mối quan hệ mình xin trả lời một điều chắc chắn là có để hiểu hơn về câu trả lời này mình và các bạn sẽ cùng tiếp tục bài viết.
Bài viết của mình không mang nặng tính chiến thuật , thủ thuật seo mà hôm nay mình sẽ chỉ tập trung vào 1 vài điều cơ bản hơn. Với tình hình hiện nay mình thấy rất nhiều sự sụp đổ niềm tin của khách hàng, nên bạn cần phải xây dựng lại niềm tin với họ, nếu không đến 1 ngày họ sẽ không cho phép thực hiện bất cứ đề nghị nào của bạn cũng như không để bạn áp dụng những ý tưởng mới vào quá trình xây dựng liên kết của họ. Chắc chắn, bạn có thể làm 1 vài thứ như chỉ ra cơ hội liên kết với 1 dự án lớn nhưng cuối cùng bằng mọi cách bạn phải làm cho họ tin rằng kế hoạch của bạn sẽ được thực thi và thành công.
Tất nhiên bạn không thể lập niềm tin với việc chỉ nói xuông mà không hành động gì cả. vì thế bạn hãy dành ra thời gian, công sức, khả năng cũng như lòng kiên nhẫn của bạn. Bước đầu tiên là hãy nhấn mạnh vào thương hiệu cũng như sự nổi tiếng của bạn. Chú ý tới tất cả những gì mọi người nói về bạn. Nếu những gì bạn nghe được là tích cực thì tức là bạn đang làm tốt công việc của mình. Nhưng nếu bạn có bị nhận những phản hồi phê bình thì cũng đừng buồn, hãy rút ra bài học từ đó. Hãy luôn thích nghi tốt để làm việc với khách hàng của mình, chứ không phải làm theo những gì họ nói.
Tiếp theo bạn cần chỉ ra các kết quả đo đạc trong quá trình bạn làm việc với khách hàng. Khi bạn làm tốt, đừng khoe khoang quá mà chỉ cần chỉ ra cho họ biết một cách đầy đủ ngắn gọn nhất có thể . Bởi vì hầu hết các khách hàng đều không phải là các SEO vậy nên họ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.
Mối quan hệ quan trọng nhất bạn cần tạo lập là sự liên lạc với các công ty mà bạn đang làm việc. Bởi vì hầu hết sự kết nối với khách hàng của bạn đều sẽ qua sự liên lạc này nên đừng thờ ơ với mối quan hệ đó. Hãy chắc chắn rằng bạn có 1 sợi dây liên lạc bền vững. Luôn sẵn sàng trả lời điện thoại , mail và chủ động. Khi bạn không nhận được sự liên lạc từ cô/anh ấy 1 thời gian, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Nếu bạn có được mối quan hệ bền vững tin tưởng với mọi người khả năng cao là bạn có thể tự thay mặt mọi người để ủng hộ cho bất kì ý tưởng nào bạn muốn thử nghiệm.Ví dụ khi khách hàng đã thiết kế website bạn muốn khách hàng sử dụng dịch vụ seo một vài từ khóa cho lên top bạn hãy nên gặp trực tiếp khách hàng để có thể trao đổi cho khách hàng hiểu hơn về dịch vụ , nếu do điều kiện không gặp được trực tiếp khách hàng bạn cũng nên liên lạc trao đổi với khách hàng
Cách xây dựng niềm tin
Phương pháp hiệu quả nhất mà tôi nhận thấy để xây dựng niềm tin với khách hàng là hãy dành thời gian gặp trực tiếp khách hàng. Thực tế, khi bạn ngồi xuống nói chuyện với khách hàng bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng , hiểu được mục tiêu thực sự của khách hàng là gì. Hơn thế nữa, tôi cũng thấy rất đơn giản để chỉ ra những điều thậm chí khách hàng có thể muốn sử dụng dịch vụ của mình chỉ qua vài phút nói chuyện .
Thời gian chúng ta nói chuyện trực tiếp càng nhiều thì cả 2 sẽ càng hiểu hơn mục tiêu chung của nhau và như thế công việc sẽ tiến triển nhanh hơn và trôi chảy hơn rất nhiều .Bạn nên sắp xếp công việc cho phù hợp gặp những khách hàng dù ở xa hay ở gần . Thực hiện thêm bước này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin hơn với khách hàng của mình bởi vì điều đó chỉ ra rằng bạn thực sự quan tâm tới họ từ đó khách hàng sẽ cảm thấy họ thực sự quan trọng trong mắt bạn và đặt niềm tin hơn nhiều.Với những khách hàng quá xa bạn có thể thường xuyên liên lạc với khách hàng qua mail , điện thoại ,skype…vv hãy cố gắng tận dụng những lợi thế mà bạn có .
Tóm lại, gặp khác hàng mặt đối mặt hay liên lạc với họ qua điện thoại sẽ không thể giải quyết được toàn bộ vấn đề nhưng nó sẽ giúp bạn xây dựng được 1 mối quan hệ mà giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo ra các sự thay đổi, giải quyết với các vấn đề phát sinh cũng như tiến hành dự án một cách hiệu quả nhất.